Chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 1.397
Tháng 09 : 66.075
Quý 3 : 507.915
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chọn ngành nghề hướng tới thị trường lao động

Trong khi thị trường lao động còn hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp mỗi năm, thì theo một công bố mới đây của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (TCGDNN) có tới 85% học sinh sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định.

Chá»n ngành nghá» hÆ°á»ng tá»i thá» trÆ°á»ng lao Äá»ng - Ảnh 1

Sửa chữa ô tô thu hút nhiều sinh viên...

Chuẩn hóa giáo dục nghề nghiệp

Theo ông Nguyễn Hồng Minh - Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, năm 2018 tỉ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ CĐ, trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 85%. Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển đất nước, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang tích cực thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu thị trường, kết nối doanh nghiệp đồng thời chuyển mạnh sang đào tạo theo đơn đặt hàng, theo đầu ra. Đáng lưu ý, hiện lĩnh vực dạy nghềđang từng bước thực hiện chuẩn hóa giáo dục nghề nghiệp đổi mới các chương trình đào tạo để thu hút người học, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với nước ngoài - công nhận văn bằng chứng chỉ. Chuyển giao các bộ chương trình, giáo trình từ nước ngoài (Đức, Úc...) qua đó giúp giáo viên và học sinh được tiếp cận công nghệ đào tạo tiên tiến trên thế giới đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thông qua các hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, cơ chế phối hợp 3 bên: nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp bắt đầu hình thành và vận hành khá tốt trong thực tiễn. Các địa phương đã quan tâm đến hoạt động gắn kết với doanh nghiệp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động hơn, thuận lợi hơn khi tìm đến doanh nghiệp; các doanh nghiệp đã tích cực hơn trong việc tiếp cận, tìm đến các nhà trường; mô hình đào tạo tại doanh nghiệp được hình thành.

Tỉ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp chính là thước đo chính xác nhất về chất lượng đào tạo. Thời gian qua, nhiều trường đã mời doanh nghiệp tham dự lễ tốt nghiệp để ký kết hợp đồng tuyển dụng trực tiếp với học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Một số trường tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên; cam kết giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp.

Chú trọng chất lượng đào tạo

Trên thực tế, câu hỏi chọn ngành, chọn nghề chưa bao giờ là đơn giản với mỗi bậc phụ huynh, mỗi học sinh. Vài năm trở lại đây, tỉ lệ học sinh không xét tuyển ĐH - CĐ tăng dần, riêng năm 2019 chiếm gần 30%. Sự thay đổi này xuất phát từ chính hiện trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và thực tế không ít cử nhân, thạc sĩ đã phải quay lại học nghề.

Chá»n ngành nghá» hÆ°á»ng tá»i thá» trÆ°á»ng lao Äá»ng - Ảnh 2

Sử dụng lao động qua đào tạo nghề để hạn chế việc tuyển dụng lao động phổ thông không qua học nghề.

Trước đó, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tại kỳ thi THPT quốc gia 2019, cả nước có hơn 887.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, trong đó có hơn 233.000 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp mà không đăng ký xét tuyển ĐH. Thống kê cũng cho thấy, từ năm 2017 đến nay, học sinh lớp 12 tại một số địa phương không xét tuyển ĐH-CĐ đang có xu hướng tăng dần. Đây là tín hiệu đáng mừng vì việc lựa chọn ngành nghề, bậc học của học sinh phổ đã hướng tới thị trường lao động.

Ông Phạm Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình cho biết, trong tổng số gần 10.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia năm nay, có gần 3.000 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp, chiếm 30% tổng số thí sinh, tăng khoảng 2% so với năm ngoái. Lựa chọn này của các em học sinh cho thấy, vào ĐH không phải là con đường duy nhất sau khi tốt nghiệp THPT. Theo ông Toàn, hiện nay rất nhiều các khu công nghiệp đã tuyển lực lượng lao động, các em chỉ cần học trường nghề là có thể có việc làm ngay. Cộng với khó khăn hiện nay là sự tốt nghiệp của một số trường ĐH kết quả tìm việc cũng rất khó cho nên sự phân luồng này rất rõ.

Trước thực tế tỉ lệ học sinh chỉ dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp ngày càng tăng, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) nhận định, việc học sinh đăng ký thi để xét tốt nghiệp THPT hay xét tuyển ĐH- CĐ là nguyện vọng chính đáng của các em. Điều đó cho thấy các em đã biết cân nhắc rất là kỹ xem mình muốn gì, mình muốn vào ĐH hay là đi học nghề. Khi học mà thấy rằng mình có nhiều cơ hội để có thể có định hướng cho nghề nghiệp tương lai của mình, không phải con đường lên ĐH thì đó là dấu hiệu tốt, tích cực cho định hướng giáo dục hướng nghiệp cũng như định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, để đảm bảo giải quyết được đúng nhu cầu năng lực của các em hiện nay.

Nhận định về tỉ lệ học sinh lớp 12 không đăng ký xét tuyển ĐH đang gia tăng trong những năm gần đây, một số chuyên gia cho rằng, đây là dấu hiệu đáng mừng vì cơ cấu nghề nghiệp hiện đang rất cần những lao động được đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp. Dẫu thế, theo PGS Phạm Mạnh Hà, Trường ĐH Giáo dục-ĐH Quốc gia Hà Nội, nếu học sinh chỉ lựa chọn theo xu hướng việc làm mà không tính đến yếu tố năng lực bản thân và sở thích thì cũng rất lãng phí. Hơn nữa, nếu chất lượng đào tạo của các trường nghề không tốt, không có ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động thì cũng khó có thể đảm bảo cơ hội việc làm và thu nhập cao cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

THANH MẠNH/ Theo baodansinh.vn

 


Nguồn:báo chí Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website