Chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 5
Hôm nay : 2.323
Tháng 10 : 31.269
Quý 4 : 31.269
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, một trong những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, để Đảng xứng đáng là đạo đức, là văn minh, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Tư tưởng xây dựng Đảng về đạo đức được thể hiện rất rõ trong cả tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Người.

Ngay từ những lớp huấn luyện chính trị đầu tiên trong giai đoạn 1925 - 1927 để đào tạo những “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt lên trước hết bài giảng về tư cách của một người cách mạng. 23 tiêu chí để xác định tư cách của một người cách mạng được thể hiện thông qua ba mối quan hệ với mình, với người, với việc, về cơ bản chính là những chuẩn mực đạo đức của một người cán bộ cách mạng, như: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình... Nhẫn nại (chịu khó)... Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh... Khoan thứ... Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể... Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947) - tác phẩm chứa đựng những quan điểm hết sức quý giá về công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã đặt tên phần III là Tư cách và đạo đức cách mạng. Đó trước hết là 12 điều tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, trong đó chủ yếu là về lĩnh vực đạo đức và tiêu chí đầu tiên đã thể hiện rõ điều này: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.

Đồng thời, trong phần III của tác phẩm, Hồ Chí Minh cũng xác định tư cách của một người cán bộ, đảng viên chân chính khi chỉ rõ: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”.

Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958) - tác phẩm chứa đựng tập trung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, tư tưởng xây dựng Đảng về đạo đức nói riêng, Người xác định: “Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”(4).
Trong Di chúc dặn lại toàn Đảng, toàn dân những điều tâm huyết trước khi qua đời, Hồ Chí Minh nhắn nhủ: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đó là các nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; kết hợp giữa xây dựng đạo đức cách mạng với đấu tranh chống những hiện tượng phi đạo đức. Khi đề cao sự gương mẫu, tính tiên phong của người đứng đầu các tổ chức đảng, Người quan niệm: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Bản thân Người, trên cương vị người đứng đầu Đảng luôn là tấm gương sáng về thực hành đạo đức, nêu cao tinh thần phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phụng sự nhân dân. Ở Người ngời sáng tinh thần “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”; là một tấm gương mẫu mực trong rèn luyện, thực hành đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và cho rằng, thông qua tự phê bình và phê bình để phòng, chống suy thoái đạo đức là một giải pháp quan trọng, cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục như “rửa mặt hằng ngày”. Theo Người, trước hết cần phải tập trung giáo dục các chuẩn mực đạo đức trung với nước, trung với Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Là những người con ưu tú của dân tộc, ra đời từ dân tộc, Đảng trước hết phải là tổ chức của những người yêu nước. Đồng thời, mục tiêu, lý tưởng của Đảng là phục vụ dân tộc, Đảng là đội tiên phong của giai cấp và toàn thể dân tộc, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp và dân tộc, ngoài lợi ích của giai cấp và dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. Vì thế, trung với nước và trung với Đảng thống nhất với nhau.

Hai là, đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đây là một chuẩn mực đạo đức được Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, là phẩm chất “người” của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi các cán bộ, đảng viên - những người được giao nắm ít nhiều quyền lực và các nguồn phân bổ lợi ích phải là những tấm gương sáng trong lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên và thường được người dân rất chú ý trong thời gian vừa qua.

Ba là, đạo đức gắn bó mật thiết với Nhân dân. Đây chính là cội nguồn sức mạnh của Đảng. Trong những năm tháng Đảng hoạt động bí mật, dù Đảng bị chính quyền thực dân phong kiến khủng bố, đàn áp tàn bạo, nhưng vẫn phát triển không ngừng, chính là bởi đã gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân che chở, giúp đỡ. Tuy nhiên, khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, nguy cơ quan liêu hóa, xa dân, coi thường dân dễ xảy ra. Vì vậy, Người nhấn mạnh phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt và thực hành nghiêm kỷ luật Đảng; phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào dân, lắng nghe Nhân dân phê bình, góp ý cho Đảng...

Xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung trong các nội dung xây dựng Đảng, cùng với các nội dung khác là xây dựng Đảng về tư tưởng, xây dựng Đảng về chính trị, xây dựng Đảng về tổ chức, tạo thành tổng thể nội dung công tác xây dựng Đảng. Đó vừa là sự kế thừa, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa là đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. Trong điều kiện hiện nay, xây dựng Đảng về đạo đức sẽ giúp tạo nên nguồn sức mạnh nội sinh, yếu tố gốc rễ trong Đảng và mỗi đảng viên. Khi mỗi đảng viên và toàn Đảng thực hành đạo đức trong sáng, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết, sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp, thống nhất của toàn Đảng trong tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Khi xây dựng Đảng về đạo đức được chú trọng, Đảng cũng được tăng cường nền tảng sức mạnh để chiến thắng những mối đe dọa đến từ cả bên trong và bên ngoài. Âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động dù có tinh vi, nguy hiểm, nhưng cũng không thể phát huy tác dụng chừng nào cơ thể Đảng trong sạch, vững mạnh.

Với quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của Nhân dân, thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là việc xử lý những vụ tham nhũng lớn bằng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã mang lại hiệu quả quan trọng, góp phần cảnh tỉnh, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về mọi mặt, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Phát huy kết quả đó, các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm cao, sự kiên trì, kiên quyết, bằng những giải pháp đồng bộ. Bên cạnh việc đấu tranh xử lý những vụ tham nhũng lớn, cần hoàn thiện chính sách pháp luật để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí và đẩy mạnh giáo dục, xây dựng đạo đức, phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhằm triệt tiêu hành vi “tham nhũng vặt” gây bức xúc đối với Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức tu dưỡng, rèn luyện, thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm nhiệm vụ thời kỳ mới..


Nguồn:Sở LĐTBXH TB Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website