Chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 1.101
Tháng 10 : 27.665
Quý 4 : 27.665
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề còn bất cập, chồng chéo

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay, cùng trên một địa bàn có nhiều trường nghề khác nhau, có nhiều ngành nghề khác nhau, trùng nhau, dẫn đến số học viên không đáp ứng được yêu cầu, khó tìm việc sau khi đào tạo xong. Chính vì vậy, thời gian tới, đào tạo cần gắn với nhu cầu thị trường, cần làm quyết liệt hơn việc dự báo cung cầu, chỉ tiến hành đào tạo khi xác định được nhu cầu. 

060620230937-z4408045887236-cd0ab656f42bbd39a62e237c8fbb0e7b.jpg

Bộ trưởng LĐTBXH nhận những câu hỏi đầu tiên là về vấn đề giáo dục nghề nghiệp (ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Nêu câu hỏi đầu tiên, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi chất vấn: Giải pháp của Bộ LĐTBXH về giáo dục nghề nghiệp ra sao để có chính sách thu hút học sinh khá giỏi, cụ thể là chính sách gì? Khi nào giáo dục nghề nghiệp là giáo dục bậc học quốc dân chứ không phải không thi đỗ vào 10 thì mới đăng kí vào?

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua Chính phủ đã hoàn thiện cơ cấu, hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Quốc hội đã thông qua 3 luật liên quan đến lĩnh vực này: Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục và Luật dạy nghề. Quy mô tuyển sinh hiện nay khoảng 2 triệu sinh viên, học sinh học nghề, so với cách đây 5 năm bình quân mỗi năm chỉ khoảng 500 nghìn học sinh, sinh viên, cho thấy có sự tiến bộ rõ rệt.

Bộ trưởng cũng thẳng thắng nhìn nhận, giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng còn nhiều điều cần quan tâm, đổi mới và cải thiện về chính sách pháp luật, chế độ chính sách ưu đãi cho học sinh vào trường nghề chưa nhiều. Bộ trưởng nhấn mạnh, muốn đổi mới giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức trong xã hội. 

Về các giải pháp thu hút học sinh học nghề, trong đó điều quan trọng nhất là có sự ủng hộ của các bậc cha mẹ, bản thân người học; ra trường có việc làm, có thu nhập ổn định, có cuộc sống tương đối tốt; sau khi ra trường có nhu cầu học lên được học liên thông. Từ định hướng này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ thiết kế chính sách cho sinh viên học nghề theo hướng này.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum: Quan điểm của Bộ trưởng về chỉ số lao động chưa qua đào tạo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, trên thực tiễn việc đào tạo có chứng chỉ mới là một nội dung, quan trọng nhất là nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tinh thông nghề nghiệp và hiệu quả công việc của người lao động. Bộ trưởng cũng tán thành với quan điểm của đại biểu và cần có một cách nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về vấn đề này, cần có công cụ, tiêu chí đánh giá để xác định về chất lượng lao động cũng như tiêu chuẩn công nhận chứng chỉ, bằng cấp trong gian tới.

060620230805-z4407987849158-0085d0a8bfcae660e60e6132c72b297a.jpg

Đây là lần thứ hai đăng đàn trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang đề nghị làm rõ giải pháp chấn chỉnh tình trạng chồng chéo, trùng lắp ngành nghề đào tạo

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, công tác tuyển sinh, công tác giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều bước tiến. Bộ đã có báo cáo với Ban Bí thư về vấn đề này, trong đó có báo cáo, đề cập đến quy mô, chất lượng đào tạo, từ đó cho thấy bên cạnh những bước tiến bộ, nhưng quy hoạch mạng lưới đào tạo còn nhiều bất cập. 

Bộ trưởng cho biết, hiện nay, cùng trên một địa bàn có nhiều trường nghề khác nhau, có nhiều ngành nghề khác nhau, trùng nhau, dẫn đến số học viên không đáp ứng được yêu cầu, khó tìm việc sau khi đào tạo xong. Chính vì vậy, thời gian tới, đào tạo cần gắn với nhu cầu thị trường, cần làm quyết liệt hơn việc dự báo cung cầu, chỉ tiến hành đào tạo khi xác định được nhu cầu. Bên cạnh đó, các trường cần liên kết, hợp tác chặt chẽ, đặt hàng được các doanh nghiệp, để học viên đào tạo ra có việc làm, có nghề nghiệp ổn định. 

Bộ trưởng cho rằng, hiện nay có tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong ngành nghề đào tạo, các trường nghề về bản đang thực hiện theo tinh thần, việc đào tạo được tự chủ, trừ một số ngành nghề đào tạo chất lượng cao, nhà nước đặt hàng thì đào tạo theo yêu cầu. Tình trạng chung của các trường nghề là tuyển sinh được thì đào tạo, chưa thực sự gắn với nhu cầu thị trường.

Thời gian qua, 63 tỉnh thành đã cùng với Bộ tiến hành quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, sáp nhập các trường trung cấp, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, một trường cao đẳng ở một địa phương có thể dạy nhiều hệ khác nhau, nhiều chương trình khác nhau theo đúng tinh thần Nghị quyết 19 của Trung ương. Cùng với đó, hệ thống trường nghề của các bộ, ngành, đoàn thể cũng được sắp xếp lại theo tinh thần quy về một đầu mối, theo đúng Chiến lược giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045, để tránh trùng lặp về chức năng, về ngành nghề đào tạo như hiện nay.

060620230919-z4408142596813-e22b70b7df91cc4b37083a07d9a46192--1-.jpg

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Giải pháp khắc phục tình trạng lãng phí trong đào tạo trung cấp nghề (ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Giải pháp khắc phục tình trạng lãng phí trong đào tạo trung cấp nghề, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng việc thu hút học sinh vào trường nghề không phải điều dễ dàng. Số trung cấp nghề tăng do áp dụng nguyên tắc (9 cộng). Tức học sinh sau tốt nghiệp phổ thông vào thẳng trường nghề vừa học văn hóa vừa học nghề.

Về câu hỏi có lãng phí không, Bộ trưởng trả lời không hoàn toàn lãng phí nhưng cũng chưa có đánh giá toàn diện vấn đề này và thời gian tới sẽ có đánh giá đích thực về vấn đề này. Tuy nhiên cũng theo Bộ trưởng, việc vừa học nghề vừa học văn hóa giúp rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi hơn cho ra trường có thể tham gia thị trường lao động. Các nước đang phát triển cũng áp dụng mô hình này, cả Đức, Nhật Bản và Canada cũng áp dụng. 

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên: Nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đào tạo nghề được “phân vai” rất rõ, trong đó đào tạo nghề khu vực cán bộ, công chức, viên chức phân công cho Bộ Nội vụ; đào tạo nghề phi chính thức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện; đào tạo nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đưa ra về nguyên tắc, chỉ đào tạo khi dự báo được công việc và hiệu quả khi đào tạo ra.

060620231000-z4408279843399-9ff5228e5dda5487e67058051f0233af.jpg

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau: Giải pháp tăng năng suất lao động của Việt Nam ngang bằng các nước trên thế giới (ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Về câu hỏi của đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau: Người Việt Nam thông minh và chịu khó nhưng làm thế nào để nâng sức lao động của người Việt Nam phát triển và thoát khỏi vùng chuẩn của khu vực ASEAN và ngang bằng các nước trên thế giới? Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, có nhiều nguyên nhân năng suất lao động Việt Nam, nhưng có 2 vấn đề chính là yếu tố vốn và kỹ năng, trình độ người lao động. Bộ trưởng chưa đồng tình với nhận định năng suất lao động Việt Nam thấp hơn so với Campuchia. Bộ trưởng phân tích, lực lượng lao động Việt Nam đang phân bố khu vực nông nghiệp rất cao, làm ra sản phẩm nhiều nhưng giá trị thương mại thì thấp. Hơn nữa, quy mô lao động Việt Nam rất lớn, do đó cũng một công việc ấy đáng lẽ một người làm nhưng san sẻ 2-4 người làm nên tỷ lệ thất nghiệp không cao.

Để nâng cao năng suất lao động, Bộ trưởng cho biết giải pháp thời gian tới là cơ cấu lại lực lượng lao động; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao; hạn chế sử dụng các ngành nghề, lĩnh vực thâm dụng lao động. 

060620230926-z4408114450122-5a72e5105df2f7458a1f8dab00622da2.jpg

Phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn, ĐBQH Dương Minh Ánh - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội bày tỏ đồng tình với việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên đại biểu cho rằng, việc sắp xếp mạng lưới các cơ sở này tại các địa phương trong thời gian qua còn có nhiều khiên cưỡng, mang tính cơ học, chưa tính tới yếu tố đặc thù của một số lĩnh vực, dẫn đến nhiều bất cập trong đào tạo và tuyển sinh, nhất là trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. 

Đại biểu Dương Minh Ánh cũng cho biết, các chính sách, chế độ đặc thù cho nhà giáo giảng dạy đối với các lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập, khiến cho việc đào tạo nguồn nhân lực văn nghệ sĩ ngày càng khó khăn hơn. Đại biểu đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét thấu đáo, đánh giá lại việc sắp xếp vừa qua, tránh làm thiếu hụt nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật trong thời gian tới.

Trả lời câu hỏi chất vấn về quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, không chỉ riêng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thời gian qua khi thực hiện sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, các địa phương cũng đã sắp xếp lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Việc thực hiện sắp xếp lại cơ bản được thực hiện đúng, tuy nhiên cá biệt có một số trường hợp còn khiên cưỡng.

Cụ thể, Bộ trưởng cho biết, có trường hợp ngành y lại xếp chung trường với ngành công nghiệp cơ khí, hoặc văn hóa nghệ thuật ghép chung với các trường khác, để đảm bảo tiêu chí giảm đầu mối cao đẳng nghề tại địa phương. Bộ trưởng cho biết, với những ngành nghề có tính chất đặc thù, chuyên biệt, chẳng hạn như y tế, văn hóa, nghệ thuật, cần bố trí cho phù hợp. 

Theo Nghị quyết số 19, chỉ sắp xếp đối với các trường khi có 3 năm liền hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian qua, việc giảm đầu mối đã xuất hiện một số bất cập. Bộ trưởng cho biết, việc sắp xếp các trường trung cấp ở địa phương do địa phương quyết định, nên đề nghị các địa phương xem xét, rà soát vấn đề này để có giải pháp, quyết định thấu đáo.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan giải trình về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tham gia trả lời về chất vấn của đại biểu liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ đã thiết kế phát triển khu vực kinh tế nông thôn gắn với nâng cao kiến thức, kỹ năng cho lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp là yêu cầu bức thiết.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thiết kế hệ thống chương trình, nhưng nhu cầu lao động xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương của từng cấp xã, cấp huyện, tỉnh. Bộ trưởng khẳng định, đào tạo nghề nông thôn không chỉ là đào tạo nghề nông, mà đã chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp là một chuỗi ngành hàng và những giá trị tích hợp, cần thêm những ngành nghề khác.

060620231121-z4408549335210-1633434139837c788b44e76058a407ad.jpg

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan giải trình về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Căn cứ vào nhu cầu của địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung đào tạo theo nhu cầu gắn với sự phát triển của địa phương. Bộ cũng đã đề ra kế hoạch tái cấu trúc đào tạo nghệ nông thôn gắn với sự phát triển nông thôn. Thực hiện Nghị quyết 19, một trong những giải pháp đầu tiên là nâng cao năng lực của người nông dân, gắn liền với kiến thức và kỹ năng làm ngề nông cũng như những ngành nghề phi nông nghiệp, với tư duy của nền kinh tế nông nghiệp chứ không chủ là tư duy sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cùng cần đào tạo theo chuỗi ngành hàng từ sản xuất, đến bảo quản, thu hoạch, chế biến, thương mại điện tử; mỗi khâu có ngành nghề kèm theo…. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 5 vùng nguyên liệu và đào tạo theo đúng qu trình để phát huy tất cả nguồn nhân lực phục vụ cho vùng nguyên liệu..

Ngoài ra, Bộ cũng cấu trúc lại hệ thống các trường của Bộ, trong đó đã đặt hàng, giao nhiệm vụ, gắn với sự phát triển kinh tế  - xã hội của địa phương; Bộ cũng yêu cầu các trường, viện nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật – đây cũng là cách để đào tạo nghề cho nông dân, để người nông dân nhận những giải pháp hữu ích, cũng được đào tạo, sử dụng nguồn lực đó hiệu quả…

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà: Rà soát chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Báo cáo, làm rõ thêm với Quốc hội trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tập trung vào phát triển nhân lực chất lượng cao.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, từ góc độ quan điểm, chủ trương, sẽ rà soát vấn đề chính sách liên quan đến tăng trưởng xanh, các vấn đề phát triển nhân lực, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. 

“Tất cả những ngành này đều liên quan yếu tố rất quan trọng là phát triển nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên mới. Con người có thực sự trở thành động lực thì đất nước mới có sự phát triển đột phá”, Phó Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước quan tâm, dành những cơ chế cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đánh giá, năng suất lao động chưa bứt phá.

 

060620230209-z4409019017971-7917bfcb58782f34c609b88ae0a346ff.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

“Chúng ta cần tập trung vào vấn đề nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, trong đó nhân lực nghiên cứu, kết nối liên thông giáo dục phổ thông, trung cấp đến cao đẳng, đại học, giáo sư, tiến sĩ.

 Điều này đòi hỏi kết nối liên thông nghiên cứu cơ bản, với nghiên cứu chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai. Các nguồn lực cần phân bổ, tập trung đào tạo cho vấn đề này”, Phó Thủ tướng cho biết. 

Đặc biệt, điều trên với doanh nghiệp rất quan trọng vì cạnh tranh hiện nay tập trung vấn đề công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dược sinh học, kết nối vạn vật, máy tính, lượng tử…

Theo Phó Thủ tướng, nhiều công nghệ về năng lượng mới, đổi mới sáng tạo liên quan đến năng lượng tái tạo. Đây chính là niềm năng tạo ngành nghề mới, công ăn việc làm mới. Nhưng xuất phát điểm liên quan đến con người, nguồn lực. 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, khâu đột phá phải thực hiện bằng được thông qua chủ trương, chiến lược, quy hoạch, đặc biệt vấn đề pháp lý. Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho rằng nếu thay đổi được vấn đề về  chủ trương để phát triển đất nước theo mô hình thế giới thay đổi thì Việt Nam có thể đi sau nhưng đón đầu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…


Nguồn:molisa.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website