Chỉ đạo điều hành
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 8
Hôm nay : 908
Tháng 11 : 31.343
Quý 4 : 112.946
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam sẽ xóa trên 80% “điểm nóng” về ma túy.

Đây là một trong những mục tiêu được nêu ra tại Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025. Tại Quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày 31/8, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình này với nhiều điểm đáng chú ý trong công tác phòng, chống ma túy giai đoạn 5 năm 2021 - 2025.

Chương trình đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể như việc kiềm chế tỷ lệ gia tăng số người nghiện ma túy và số địa phương cấp xã không có tệ nạn ma túy dưới 1% so với năm trước; trên 80% số người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng; trên 90% số vụ án ma túy được giải quyết, xét xử; xác minh, làm rõ 100% các vụ việc có thông tin về vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường biển, hàng không, chuyển phát nhanh; triệt xóa tụ điểm ma túy tăng từ 5% so với năm trước, đến năm 2025 triệt xóa trên 80% số “điểm nóng” về ma túy; tăng cường hợp tác đấu tranh với tội phạm ma túy xuyên quốc gia; ...

Triển khai đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Các cấp Đảng, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung các chỉ thị của Bộ Chính trị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy như các hướng dẫn, nghị định, thông tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến ma túy theo hướng đồng bộ, hiệu quả, thống nhất, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam.

Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, xác định đây là giải pháp chiến lược, lâu dài. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin cho nhân dân về tác hại của ma túy; xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền chuyên biệt cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao; kịp thời phát hiện và động viên những mô hình, cá nhân tiêu biểu trong phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Bên cạnh đó, địa phương cần tích cực triển khai hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn, không để phát sinh hoặc phức tạp trở lại; tổ chức phát hiện và triệt xóa điểm, tụ điểm sản xuất, điều chế, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; giữ vững số địa phương cấp xã không có tội phạm, tệ nạn ma túy và giảm dần số trọng điểm phức tạp về tệ nạn ma túy.

Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan, đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy cũng như cai nghiện và sau cai nghiện. Nghiên cứu xây dựng và triển khai các mô hình cai nghiện, quản lý sau cai, tư vấn, chuyển gửi; các mô hình phòng ngừa ma túy tại trường học, nơi làm việc, gia đình, cộng đồng. Xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy.

Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy. Tập trung đấu tranh, ngăn chặn vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ nước ngoài vào nội địa; triệt phá, bóc gỡ triệt để các đường dây tội phạm ma túy lớn, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia. Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý đúng quy định của pháp luật, không để lợi dụng mua bán, tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy.

Phòng ngừa là giải pháp chính, ngăn chặn từ xa, từ sớm.

Phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm từ các cấp Đảng, chính quyền và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội, toàn nhân dân trong công tác phòng, chống ma túy; xác định rõ cơ chế và xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị nghiệp vụ, chức năng, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm khi để xảy ra tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy phức tạp kéo dài trên địa bàn.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy. Đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy, tập trung vào phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, đặc biệt là phòng ngừa ngay tại cơ sở, nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Chú trọng xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên.

Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và tố giác của người dân về đối tượng hoạt động phạm tội, các điểm, tụ điểm mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống ma túy; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy; biểu dương, khen thưởng kịp thời những điển hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống ma túy.

Các cấp, các ngành cần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa nghiện ma túy, cai nghiện và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng. Tổ chức rà soát, thống kê chính xác, lập danh sách người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy theo những tiêu chí cụ thể, thống nhất; nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa nghiện ma túy, cai nghiện ma túy và hỗ trợ người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; giới thiệu, tạo việc làm, các hoạt động hỗ trợ khác và môi trường sống lành mạnh cho người sau cai.

 


Nguồn:molisa.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website